Nhắc đến những khó khăn khi du học, chúng ta ít khi đề cập đến việc kết bạn, tuy nhiên, kết bạn cũng là một trong những "cú sốc" đối với các du học sinh.

Những điều bạn cần lưu ý khi du học mùa dịch

Những điều bạn cần lưu ý khi du học mùa dịch

Du học là giấc mộng của rất nhiều học sinh, sinh viên Việt Nam. Tuy nhiên, bởi vì xảy ra dịch bệnh nên việc du học có nhiều rào cản, tạo ra nhiều hạn chế...

Những chia sẻ về

Bạn đang lo lắng liệu kết bạn khi đi du học có khó khăn?

1. Chia sẻ du học Australia 7 tháng mới kết bạn được với người bản xứ

Với nhiều du học sinh Việt Nam, chuẩn bị kỹ càng cho cuộc sống và quá trình học tập tại Australia là vô cùng cần thiết. Bên cạnh việc bắt nhịp học tập tại môi trường mới, nhiều bạn thường có nhu cầu kết bạn với người bản xứ. Tuy nhiên, trải nghiệm thực tế của các bạn đôi khi "không như là mơ".

Nhớ lại những ngày đầu khi tới Australia, chị Evelyn Thảo Nguyễn nhận thấy sinh viên bản xứ, đặc biệt tại thành phố lớn như Sydney, ngoài tham gia các lớp học tại trường còn đi làm thêm, tham gia hoạt động ngoại khóa để tích lũy kinh nghiệm. Ai cũng bận rộn, trong khi thời gian gặp gỡ và trao đổi trên lớp chỉ 1-2 tiếng mỗi buổi học. Điều này làm cho nhiều du học sinh gặp khó khăn để duy trì những mối quan hệ ngoài giờ học.

"Tại Australia, các bạn trẻ thường sinh ra ở đâu thì lớn lên học tập tại đó. Họ đã có sẵn những mối quan hệ bạn bè. Cuộc sống của họ rất bận rộn nên không còn thời gian để dìu dắt một người bạn mới. Tôi đã mất khoảng 6-7 tháng để tìm được những bạn bản xứ cùng làm việc tại trường", chị Evelyn Thảo Nguyễn chia sẻ thêm.

Theo chị, khó khăn nhất khi hội nhập là ngôn ngữ. Biết nói tiếng Anh và trò chuyện lưu loát với người bản xứ là hai điều rất khác nhau. Nhiều học sinh nhút nhát, không dám hỏi lại khi không hiểu dẫn đến nhiều tình huống dở khóc dở cười. Nhiều bạn viết tốt nhưng lại ngại nói nên cũng khó giao tiếp.

"Cạm bẫy" của hội nhập quá đà

Nhiều bạn khi đi du học đã đặt ra cho mình những tham vọng đầy thử thách: vừa muốn duy trì phong độ học tập xuất sắc như hồi còn ở Việt Nam, vừa muốn tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa. Điều này có thể khiến cuộc sống du học mất cân bằng và dẫn tới nhiều sai lầm đáng tiếc.

Chị Trang Nguyễn chia sẻ câu chuyện của một du học sinh Việt Nam tại Australia: "Bạn học cực kỳ giỏi tại Việt Nam. Lúc du học, bạn nghĩ rằng mình không chỉ học mà còn phải tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa. Đến cuối học kỳ đầu tiên, bạn rớt môn, không dám chia sẻ với ai và cố gắng tìm việc làm thêm để bù vào học phí. Nhưng rồi cũng không thể cân bằng. Cuối cùng sau 3 năm, bạn vẫn chưa thể tốt nghiệp".

Trường hợp khác được chị Trang chia sẻ là một bạn du học sinh nhỏ tuổi tại Australia phải về nước sau khi phạm tội giả mạo thẻ tín dụng, xuất phát từ việc chạy theo lối sống đua đòi cùng một nhóm bạn. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến con đường học tập, làm việc sau này của bạn.

"Các bạn Tây thường tổ chức tiệc rượu tại nhà của nhau. Tôi và một số bạn du học sinh từng tự ép bản thân tham gia để hòa nhập, để có bạn có bè. Nhưng thật ra, các bạn có thể chia sẻ mình không thích tham gia, mọi người đều sẽ tôn trọng bạn", chị Evelyn Thảo Nguyễn chia sẻ thêm.

Với kinh nghiệm tư vấn cho nhiều du học sinh và phụ huynh, chị Trang cho rằng các bạn trẻ nên dành thời gian đầu để tập trung cho việc học. Sau đó, các bạn có thể nhìn nhận về môi trường sống, mong muốn kết bạn của mình như thế nào để tìm kiếm cơ hội giao lưu, tránh chạy theo hội nhập mà quên đi mục tiêu du học của mình.

Hiểu rõ bản thân và biết được điểm khác biệt của mình ở đâu, tự tin với điều đó là một chìa khóa quan trọng để bước vào đất nước đa văn hóa như Australia. "Nếu bạn chỉ chạy theo lối sống phương Tây hay làm theo ý mọi người để kết bạn, đối phương sẽ không xem trọng bạn, vì bạn không đem lại giá trị mới cho họ", chị Trang Nguyễn chia sẻ.

Ngược lại, co cụm quá sẽ khiến quá trình du học thiếu trải nghiệm, bạn khó có những cơ hội làm việc lâu dài. Tại nhiều trường đại học ở Australia nói chung và Đại học Western Sydney nói riêng luôn có các dịch vụ, các hoạt động miễn phí để du học sinh kết nối với nhau, vừa hòa nhập, vừa giữ được bản sắc riêng của mình.

2. Sinh viên gặp khó khăn trong việc kết bạn khi du học Mỹ

Cuộc nghiên cứu trên tờ tạp chí Truyền thông quốc tế và liên văn hóa cho thấy 38% sinh viên quốc tế không có các bạn thân là người Mỹ.

Bà Elisabeth Gareis, tác giả cuộc nghiên cứu, nói rằng điều đó chứng tỏ các sinh viên trong nước Mỹ đã bỏ lỡ cơ hội để mở rộng tầm nhìn của mình và có nhiều phần chắc sinh viên nước ngoài sẽ rời khỏi Hoa Kỳ với cảm tưởng bị xa lánh và bất bình.

Theo bà Gareis, các sinh viên ngoại quốc kết bạn với sinh viên Mỹ nói chung hài lòng hơn với thời gian họ lưu lại nước Mỹ. Họ có kỹ năng ngôn ngữ tốt hơn, họ đạt được thành tích học tập tốt hơn và họ có thái độ tốt hơn đối với nước chủ nhà.
Cuộc nghiên cứu nhận thấy các sinh viên Ðông Á gặp nhiều khó khăn nhất trong việc hội nhập, với 52% nói rằng họ chẳng có người bạn thân nào là người Mỹ cả. Bà Gareis nói rằng điều này có thể là do các trở ngại về văn hóa và ngôn ngữ cũng như cung cách khác nhau về văn hóa khi bắt đầu làm quen.
Bà Gareis cho biết các sinh viên Ðông Á có các văn khóa khác biệt về nhiều mức độ so với nền văn hóa Mỹ. Nhưng cũng có những khó khăn về ngôn ngữ và cũng có khả năng là cả về xã hội.
Bà Gareis nói rằng chuyện các sinh viên nước ngoài kết bạn với các bạn học cùng lớp người nước họ là lẽ tự nhiên, bà nêu ra rằng hành động này giúp các sinh viên thích nghi với nền văn hóa xa lạ.

Nhưng theo bà Gareis  thì cuối cùng, các sinh viên có thể không hài lòng với kinh nghiệm học hỏi của họ nếu họ không có đủ bạn bè người nước chủ nhà và theo bà thậm chí có thể tác động đến chính sách đối ngoại.

Bà Gareis nói khi các sinh viên du học ở Hoa Kỳ trở về nước và thường nhận được những chức vụ lãnh đạo họ có thể thúc đẩy các quan hệ đối với nước họ đã du học trước đây và như vậy tạo được thiện chí quốc tế. Và vì vậy nếu họ không kết bạn được với người nước chủ nhà chúng ta mất đi một cơ hội lớn của giáo dục quốc tế.

Bà Gareis ghi nhận rằng nhiều trường cao đẳng và đại học đã có những chương trình ngắn hạn khuyến khích hòa nhập các sinh viên nứơc ngoài và sinh viên trong nước, nhất là vào lúc niên học bắt đầu.

Nhưng theo bà Gareis, các biện pháp lâu dài như thành lập các cơ cơ sở hỗn hợp và tập trung hơn vào các sinh viên quốc tế có thể tạo được hiệu quả hơn cho các sinh viên trong nước và nước ngoài giao lưu.

TOP 3 lý do khiến du học Trung Quốc không ngừng hấp dẫn du học sinh

Hành trình tốt nghiệp sớm Đại học Mỹ của hai nữ sinh Việt với điểm xuất sắc

Theo Kênh Tuyển Sinh tổng hợp