Đối mặt với biến cố của cuộc đời, mắc phải bạo bệnh khi tuổi đời còn trẻ, bệnh nhân ung thư phải nhắc nhở bản thân không được suy nghĩ tiêu cực, dù chỉ là vài phút.

Có những bức tường không thể vượt qua bằng suy nghĩ tích cực.

TOP 10 sách hay phát triển kỹ năng sống dành cho bạn trẻ

TOP 10 sách hay phát triển kỹ năng sống dành cho bạn trẻ

Kỹ năng sống là một trong những kỹ năng thiết yếu mà mỗi một bạn trẻ cần phải học tập và ứng dụng chúng vào trong cuộc sống thường ngày.

Giác ngộ để hồi sinh ghi lại hành trình chiến đấu với ung thư của tác giả Takeshi Tone.

Nhưng thực tế là khi ở trong hoàn cảnh ung thư phổi giai đoạn bốn, nếu không hướng suy nghĩ về sự “tích cực” thì bạn sẽ bị “tiêu cực” nuốt chửng chỉ trong giây lát.

Khi bị bệnh, hơn nữa lại còn là bệnh “ung thư”, bạn sẽ cảm thấy suy sụp. Suy nghĩ về những điều tích cực là điều rất quan trọng và còn là một phương pháp điều trị đặc hiệu cần thiết để ta không bị kéo vào vòng xoáy tiêu cực.

Nếu bạn bị cuốn vào tiêu cực, bị kéo vào hố sâu dưới lòng đất như hang phễu của kiến sư tử thì rất khó để ngoi mình lên.

Tuy nhiên, tôi không nghĩ rằng “suy nghĩ tích cực” sẽ giúp ta vượt qua mọi khó khăn. “Suy nghĩ tích cực” chỉ là một phương tiện lánh nạn khẩn cấp.

Khi ở trong chế độ sinh tồn, tôi luôn tập trung suy nghĩ về những điều tích cực. Tuyệt đối không than thở rầu rĩ. Với bất cứ ai hay với cả bản thân tôi cũng nói rằng: “Tôi rồi sẽ khỏi bệnh”. Tôi làm như vậy để cố gắng tẩy não chính mình. Tôi chỉ nghĩ đến việc “tôi sẽ khỏi bệnh”, và hoàn toàn không chấp nhận tiếng nói “có lẽ không thể”.

Tôi nghĩ rằng những người đã gặp mình vào lúc đó đã thấy tôi là một người tràn đầy tự tin. Bởi vì tôi chỉ toàn nói những lời: “Tôi sẽ khỏi bệnh”, “Tôi sẽ bình phục”, và bản thân tôi cũng mong muốn điều đó. Thế nhưng, giọng nói của Thần Chết sẽ đột nhiên vang lên trong đầu tôi: “Chắc chắn là không thể đâu”.

Ta càng suy nghĩ tích cực bao nhiêu thì tiêu cực cũng càng trở nên mạnh mẽ bấy nhiêu. Tích cực và tiêu cực là hai đầu của một nguồn năng lượng. Tôi từng suy nghĩ rất tích cực. Khi làm như vậy, một lượng cảm xúc tiêu cực tương đương sẽ tấn công ngược trở lại. Tôi như một con búp bê thăng bằng Yajirobe nghiêng qua nghiêng lại giữa tích cực và tiêu cực.

Điều này có thể hiểu là sự khác biệt giữa “suy nghĩ” và “cảm xúc”. Suy nghĩ của tôi là luôn cho rằng: “Tôi sẽ khỏi bệnh”, “Ung thư sẽ được chữa khỏi”, tôi đã nghiên cứu, lên kế hoạch và thực hành các phương pháp đó. Nhưng cảm xúc của tôi thì ngược lại: “Liệu cái này có thực sự chữa được bệnh không?”, “Nó có thực sự cứu được mình không?”, “Không, có khi là không thể?”, “Chắc là không được đâu?”, “Có khi mình không sống nổi qua ba tháng”.

Bên trong não, bộ phận xử lý “suy nghĩ” và "cảm xúc” là khác nhau. Mỗi tế bào não sẽ phát ra các tín hiệu điện khác nhau, đầu tôi rơi vào trạng thái hỗn loạn.

Tôi nghĩ điều này cũng giống về mặt ý thức và tiềm thức. Ý thức là “suy nghĩ” và “cảm xúc” mà ta nhận biết bằng suy nghĩ, Tiềm thức là suy nghĩ ở mức độ sâu hơn Ý thức, đôi khi còn được gọi là Vô thức.

Ý thức của tôi cho rằng “Tôi sẽ khỏi bệnh”. Tuy nhiên, do đau đớn về thể xác, sức khỏe kém, hoặc cảm xúc đã in sâu vào tế bào, Tiềm thức của tôi cảm thấy “Có lẽ là không được”. Người ta nói rằng thời gian duy trì Ý thức là ngắn hạn, vì vậy chắc chắn thời gian của Tiềm thức sẽ dài hơn.

Tôi đã dành phần lớn thời gian của mình trong nỗi sợ hãi, sau khi bất chợt nhận ra điều đó, tôi lại hướng suy nghĩ về phía tích cực rằng “Không không, tôi chắc chắn sẽ khỏi bệnh” (Ý thức), và cứ liên tục lặp lại như vậy. Điều này khiến tôi mệt mỏi.

Việc kiểm soát và giữ suy nghĩ luôn được khách quan thậm chí còn khó khăn đối với các nhà sư, nói gì đến một người bình thường như tôi, điều đó chắc chắn là không thể. Tôi không thể duy trì Ý thức được minh mẫn.

Mặt trái của “tích cực” luôn tồn tại một lượng “tiêu cực” tương đương. Hơn nữa, khi nhìn từ quan điểm về sự khác biệt giữa suy nghĩ và cảm xúc, mối quan hệ giữa Ý thức và Tiềm thức, có thể nói rằng “suy nghĩ tích cực” chỉ hướng ý thức về mặt “tích cực” sẽ nuôi lớn và đẩy “tiêu cực” về phía Tiềm thức khiến con lắc dao động mạnh, vì vậy tôi nghĩ rằng điều này ngược lại có thể biến thành một trạng thái nguy hiểm.

review Sach Giac ngo de hoi sinh

“Tích cực” và “tiêu cực” chỉ là hai đầu của cùng một nguồn năng lượng, rất khó để kiểm soát cảm xúc bằng suy nghĩ, luôn duy trì suy nghĩ “tích cực” ở Ý thức để ngăn chặn Tiềm thức “tiêu cực”, nếu bạn nghĩ những điều này là gần như không thể thì tôi tin rằng chiều không gian mới của tương lai nằm ở nơi vượt lên trên cả “suy nghĩ tích cực”.

TOP 8 sách hay về rèn luyện tâm tính

TOP 8 sách hay về rèn luyện tâm tính

Đọc sách là một trong những kỹ năng cần thiết giúp chúng ta phát triển hơn mỗi ngày. Sau đây là 8 cuốn sách rèn luyện tâm tính nhất định bạn không được bỏ qua.

Theo ZNews