Câu bị động là một trong những ngữ pháp quan trọng thuộc chương trình tiếng Anh cấp THPT. Hãy cùng Kênh tuyển sinh tìm hiểu về kiến thức căn bản của câu bị động nhé!

Tất tần tật kiến thức về câu bị động

Tất tần tật kiến thức về câu bị động

Câu bị động là một trong những ngữ pháp căn bản nhất thuộc chương trình tiếng Anh cấp THPT. Hãy cùng Kênh tuyển sinh tìm hiểu về kiến thức căn bản của câu bị động...

1. Động từ tường thuật, động từ chỉ quan điểm, ý kiến

Một số động từ tường thuật, chỉ quan điểm, ý kiến trong tiếng Anh như: say, claim, fine, know, report, asume, consider, feel, expect, think, believe,…

Cấu trúc: S1 + V1 + that + S2 + V2 + O

  • Cách 1: S + be + VpII + to V2
  • Cách 2: It + be + VpII + that + S2 + V2

Ví dụ:

  • Everybody said that he was a lawyer.
    (Mọi người nói anh ấy là một luật sư)

    => Cách 1: It was said that he was a lawyer.
    (Nghe nói anh ấy là một luật sư)

    => Cách 2: He was said to be a lawyer.
    (Anh ấy được bảo là một luật sư)
  • People think she got the job.
    (Mọi người nghĩ cô ấy được nhận việc rồi)

    => Cách 1: It is thought that she got the job.
    (Nghe nói cô ấy nhận việc rồi)

    => Cách 2: She is thought to have got the job.
    (Cô ấy được nghĩ là đã nhận việc rồi)

Tất tần tật kiến thức về câu bị động nâng cao - Ảnh 1

Tất tần tật kiến thức về câu bị động nâng cao

2. Câu nhờ vả (have, get)

S + have + Sb + V(inf) + Smt 

S + get + Sb + to V + smt

Bị động: S + have/get + sth + VpII + (by + sb)

Ví dụ:

  • Nina has her boyfriend buy her a new bag.
    (Nina bảo bạn trai cô ấy mua cho một cái túi mới)

    Câu bị động: Nina has a new bag bought by her boyfriend.
    (Nina bảo mua 1 cái túi mới bởi bạn trai cô ấy)
  • My mother gets me to clean my room.
    (Mẹ tôi bảo tôi dọn phòng)

    Câu bị động: My mother gets my room cleaned by my me.
    (Mẹ tôi bảo phòng để tôi dọn)

3. Câu hỏi

Các bước để chuẩn câu hỏi WH- sang câu bị động:

  • Bước 1: Chuyển câu hỏi thành câu khẳng định.
  • Bước 2: Chuyển câu khẳng định thành câu hỏi bị động..

Ví dụ:

  • What did he do?
    (Anh ta đã làm gì?)

    => He did what (Anh ta làm gì)

    => What was done by him? (Cái gì được làm bởi anh ta?)
  • Who do you know?
    (Người bạn biết là ai?)

    => You know who (Bạn biết ai)

    => Who is known by you? (Ai là người được bạn biết)
  • Who cleaned the bathroom?
    (Ai đã dọn nhà vệ sinh?)

    => The bathroom was clean by who
    (Nhà vệ sinh được ai dọn)

    => Who was the bathroom cleaned by?
    (Nhà vệ sinh được dọn bởi ai?)

4. Câu hỏi yes/no

Cấu trúc: Be + S + V (inf) + O …?

Bị động: Be + S + VpII + (by O)?

Các bước để tránh nhầm lẫn khi chuyển câu hỏi yes/ no sang dạng bị động:

  • Bước 1: Chuyển câu hỏi thành câu khẳng định
  • Bước 2: Chuyển câu khẳng định thành dạng bị động
  • Bước 3: Chuyển câu bị động trên thành câu hỏi.

Ví dụ:

  • Did she clean the kitchen?
    (Cô ấy dọn bếp chưa?)

    => She cleaned the kitchen
    (Cô ấy dọn bếp rồi)

    => The kitchen was cleaned by her.
    (Bếp được dọn bởi cô ấy)

    => Was the kitchen cleaned by her?
    (Bếp được dọn bởi cô ấy chưa?)

5. Dạng bị động của động từ chỉ giác quan

Một số động từ chỉ tri giác phổ biến trong tiếng Anh có thể kể đến như: look, see, notice, hear, watch,…

Nếu trong câu chủ động, động từ theo sau các từ chỉ giác quan ở dạng nguyên thể, thì trong câu bị động được chuyển thành dạng to V.

Ví dụ:

  • I heard her scream last night.
    (Tôi nghe thấy cô ấy hét đêm qua)

    => She was heard to scream last night.
    (Cô ấy được nghe thấy hét đêm qua)
  • I saw him talking to someone.
    (Tôi thấy anh ta nói chuyện với ai đó)

    => He was seen taking to someone
    (Anh ta được nhìn thấy đang nói chuyện với ai đó)

6. Động từ Let

Cấu trúc: Let sb do sth (câu chủ động)

→ Let sth done (by sb) (câu bị động): cho phép, mời, để ai đó làm điều gì.

E.g: My neighbor let me drive his car last week (câu chủ động)

My neighbor let his car driven by me yesterday. (câu bị động)

7. Cấu trúc đi với Have To

Cấu trúc: Have to do sth (câu chủ động)

→ Sth have to be done (câu bị động): phải làm gì

E.g: I have to prepare breakfast every day. (câu chủ động)

Breakfast have to be prepared by me every day. (câu bị động)

8. Cấu trúc câu bị động kép

Trường hợp động từ chính (Verb 1) trong câu chủ động được chia ở các thì hiện tại như hiện tại đơn, hiện tại tiếp diễn, hiện tại hoàn thành.

Cấu trúc chủ động: S + Verb 1 + that + S2 + Verb2 + ….

Cấu trúc bị động:

TH1: It is + Verb1-pII + that + S2 + Verb2 + …

TH2: S2 + is/am/are + Verb1-pII + to + Verb2 (nguyên thể) +…

(chỉ dùng khi V2 ở thì hiện tại đơn hoặc tương lai đơn)

TH3: S2 + is/am/are + Verb1-ppII + to have + Verb2-pII + …

(chỉ dùng khi V2 ở thì quá khứ đơn hoặc hiện tại hoàn thành)

E.g: People think that their boss is very rich

TH1: It is thought that their boss is very rich.

TH2: Their boss is thought to be very rich.

E.g: People think that he worked very hard last year.

It is thought that he worked very hard last year.

He is thought to have worked very hard last year.

Trường hợp động từ chính (Verb1) chia ở các thì quá khứ như quá khứ đơn, quá khứ tiếp diễn, quá khứ hoàn thành.

Cấu trúc câu chủ động: S + Verb1 + that + S2 + Verb + …

Cấu trúc câu bị động:

TH1: It was + Verb1-pII + that + S2 + Verb + …

TH2: S2 + was/were + Verb1-pII + to + Verb2(nguyên thể) + …

(chỉ dùng khi V2 được chia ở dạng thì quá khứ đơn)

TH3: S2 + was/were + Verb1-pII + to + have + Verb2-pII + …

E.g: People said that he was very polite.

TH1: It was said that he was very polite.

TH2: He was said to be very plite.

E.g: People said that he had been very polite.

TH1: It was said that he had been very polite.

TH3: He was said to have been very polite.

> Bài tập luyện nhớ kiến thức về câu bị động

> Bài tập luyện nhớ kiến thức về câu điều kiện nâng cao

Theo Kênh tuyển sinh tổng hợp