Người nóng tính dễ mất kiên nhẫn dẫn đến khó chịu, cáu kỉnh khi gặp tình huống không như ý. Nếu phản ứng tiêu cực này kéo dài có thể gây hại cho sức khỏe tinh thần và thể chất, cũng như ảnh hưởng xấu đến các mối quan hệ xung quanh. Để tránh hệ quả không như mong muốn, sau đây là 5 lời khuyên cho những người nóng tính kiểm soát tốt cảm xúc của mình hơn.

1. Giữ im lặng và hít thở sâu khi tức giận

Khi cảm thấy tức giận, bạn nên giữ im lặng, nhắm mắt và tập hít thở sâu trong khoảng 10 giây, sau đó lặp lại nhiều lần. Vì việc hít thở sâu giúp điều hòa hơi thở, thúc đẩy lưu thông máu và oxy tới phổi, não và tim, đồng thời kích thích sản sinh hormone hạnh phúc serotonin. Nhờ đó giúp bạn cảm thấy thoải mái, tìm lại trạng thái tâm trí bình tĩnh, minh mẫn.

Gợi ý 5 lời khuyên cho những người nóng tính  - Ảnh 1

Im lặng và hít thở sâu giúp bạn điều hóa tâm trạng, lấy lại tâm trí bình tĩnh, cân bằng.

2. Khi đã bình tĩnh, tìm nguyên nhân gây ra vấn đề

Mỗi cơn tức giận đều bắt nguồn từ một nguyên nhân gốc rễ nào đó, chẳng hạn như áp lực công việc, tắc đường khi đi làm,... Vì thế, lời khuyên cho những người nóng tính là khi đã điều hòa cảm xúc, bình tĩnh trở lại, bạn nên xem xét lại vấn đề và tìm ra nguyên nhân gây ra cơn tức giận. Từ đó có giải pháp khắc phục để hạn chế trường hợp tương tự lặp lại.

> 7 dấu hiệu của người có EQ thấp cần cải thiện ngay

> EQ cao là gì? 7 dấu hiệu của người EQ cao

3. Không đưa ra bất kỳ quyết định nào khi nóng giận

Khi ở trạng thái tiêu cực, tâm trí bạn sẽ không đủ thông suốt, minh mẫn để đưa ra bất kỳ quyết định nào. Do đó, bạn nên chờ khi cảm xúc ổn định, sau đó hãy từ từ suy ngẫm cẩn thận và đưa ra câu trả lời đúng đắn.

Gợi ý 5 lời khuyên cho những người nóng tính  - Ảnh 2

Những quyết định trong lúc nóng giận có thể sẽ khiến bạn hối hận sau này

4. Vận động thể chất thường xuyên

Vận động thể chất thường xuyên có lợi ích giải phóng các chất dẫn truyền thần kinh như opiate và endorphins. Nhờ đó giúp chúng ta cân bằng tâm trạng, giảm bớt áp lực, căng thẳng. Không chỉ vậy, trạng thái tập trung vận động cũng giúp bạn thoát khỏi những suy nghĩ tiêu cực, từ đó hỗ trợ kiểm soát và điều hòa tâm trạng tốt hơn. Vì thế, người nóng tính nên thường xuyên tham gia các hoạt động thể chất có ích như đạp xe, chạy bộ, đi bộ,...

Nên xử lý như thế nào khi xảy ra xung đột với đồng nghiệp

5. Chia sẻ với người đáng tin cậy

Một trong những lời khuyên cho người nóng tính là nên chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc với người đáng tin cậy. Vì khi chia sẻ với bạn bè hoặc người thân, bạn được an ủi, cũng như giải tỏa được những cảm xúc bức bách, khó chịu. Ngoài ra, việc này cũng giúp bạn tìm được nguyên nhân của cơn giận và nhận được lời khuyên bổ ích để xử lý vấn đề.

Gợi ý 5 lời khuyên cho những người nóng tính  - Ảnh 3

Chia sẻ với những người đáng tin cậy sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái và tìm được giải pháp xử lý vấn đề.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tìm đến sự trợ giúp từ cách chuyên gia khai vấn có kinh nghiệm nâng đỡ và chăm sóc nội lực. Đây là những người được đào tạo kỹ năng đặt câu hỏi gợi mở để bạn nhìn rõ khúc mắc đang vướng phải, thông suốt suy nghĩ. Từ đó tạo niềm tin cho bản thân vượt qua những rào cản trong nội tâm, tìm ra phương án giải quyết những vấn đề đang gặp phải.

Trên đây là những lời khuyên cho người nóng tính. Hy vọng có thể giúp bạn kiểm soát cơn giận của bản thân, tránh gây ra những hệ quả không mong muốn.

Tham khảo: 5 lời khuyên cho những người nóng tính kiềm chế cảm xúc - LCV