Để bắt kịp tốc độ phát triển của thế giới, cũng như dễ dàng hòa nhập với những xu thế mới hiện nay, bạn cần trang bị cho bản thân tư duy mở. Vậy tư duy mở là gì và khác với tư duy đóng ra sao? Mời bạn cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.

1. Tư duy mở là gì?

Tư duy mở (còn được gọi là tư duy cầu tiến) là tư tưởng tích cực sẵn sàng tiếp thu những thông tin, kiến thức mới mẻ. Người có tư duy mở thường hào hứng với những cái mới, sẵn sàng lắng nghe ý kiến, suy nghĩ của người khác và luôn tôn trọng sự khác biệt mang tính đặc trưng cá nhân.

Tư duy mở là gì? Sự khác nhau giữa tư duy mở và tư duy đóng - Ảnh 1

Người có tư duy mở luôn đón nhận ý kiến khác biệt, tạo sự gắn kết giữa mọi người và sẵn sàng đối mặt với thử thách để phát triển bản thân.

2. Lợi ích của tư duy mở

Rèn luyện tư duy mở mang đến những lợi ích như:

  • Cơ hội trải nghiệm nhiều điều mới mẻ, khám phá cuộc sống đa dạng màu sắc.
  • Tinh thần lạc quan luôn trong tâm thế sẵn sàng bước ra khỏi vùng an toàn để tiếp thu những điều mới mẻ, thử thách, cơ hội,... 
  • Cơ hội rèn luyện tinh thần, giúp nội tâm trở nên mạnh mẽ để vượt qua hoàn cảnh khó khăn.
  • Đón nhận những chia sẻ, góp ý từ người khác, từ đó giúp bạn có cái nhìn sâu sắc và toàn diện về bản thân cũng như mọi thứ xung quanh.

> Tư duy phản biện (Critical Thinking là gì)? 5 cách rèn luyện tư duy phản biện hiệu quả 

3. Tư duy mở và tư duy đóng khác nhau như thế nào?

Khác với tư duy mở có tư tưởng cởi mở với những cái mới, tư duy đóng có lối suy nghĩ bảo thủ. Vì thế, người có tư duy đóng thường suy nghĩ và làm việc một cách máy móc và chỉ đánh giá, nhìn nhận vấn đề dựa trên quan điểm cá nhân. Đồng thời, họ cũng không tiếp nhận suy nghĩ của người khác và từ chối đối mặt với thử thách, thay đổi để hoàn thiện bản thân hơn. Vì thế, họ thường gặp khó khăn trong công việc và cuộc sống, khó để vươn đến thành công.

Tư duy mở là gì? Sự khác nhau giữa tư duy mở và tư duy đóng - Ảnh 2

4. 5 cách rèn luyện tư duy mở để trở thành phiên bản tốt hơn

Sau đây là 5 cách bạn có thể áp dụng để rèn luyện tư duy mở:

4.1 Cho bản thân cơ hội trải nghiệm, nhìn lại và rút ra bài học

Bạn đừng ngại nắm lấy cơ hội trải nghiệm ngay cả khi bạn nhìn thấy những thử thách khó khăn trước mắt. Vì chỉ khi trải nghiệm và nhìn lại, bạn mới có cho mình những bài học đáng giá. 

4.2 Thấu hiểu bản thân để học hỏi, trau dồi

Để xây dựng tư duy mở, đầu tiên bạn khám phá chính mình để có thể thấu hiểu bản thân có ưu - nhược điểm, năng lực và tiềm năng gì. Từ đó bạn cần phát huy các thế mạnh và cải thiện những điểm hạn chế để trở thành phiên bản hoàn thiện hơn.

Tư duy mở là gì? Sự khác nhau giữa tư duy mở và tư duy đóng - Ảnh 3

Bước đầu tiên để rèn luyện tư duy mở là thấu hiểu và phát triển bản thân trở thành phiên bản hoàn thiện hơn.

4.3 Thường xuyên nâng cao kiến thức và kỹ năng

Thế giới luôn vận hành theo cách phát triển không ngừng. Vì thế, bạn nên thường xuyên cập nhật những thông tin, kiến thức và kỹ năng mới để bắt kịp tốc độ phát triển của thời đại.

4.4 Luôn giữ tâm thế cởi mở, linh hoạt 

Khi gặp những tình huống bất ngờ, không như mong muốn, bạn có thể chấp nhận những cảm xúc của bản thân ở thời điểm đó. Tuy nhiên, bạn nên giữ tâm thế cởi mở để tiếp nhận vấn đề, từ đó cho mình bài học để tránh những tình huống tương tự.

4.5 Nhờ sự trợ giúp từ người có khả năng đặt câu hỏi gợi mở

Khi tiếp nhận những câu hỏi gợi mở, não bộ của bạn không ngừng tìm kiếm giải pháp mới mẻ và phù hợp cho bản thân. Không chỉ vậy, những câu hỏi chất lượng giúp bạn có cái nhìn đa chiều về một vấn đề và có cách xử lý hiệu quả.

Tư duy mở là gì? Sự khác nhau giữa tư duy mở và tư duy đóng - Ảnh 4

Những câu hỏi mở từ người khác sẽ giúp cho tư duy của bạn phát triển và cởi mở hơn

Hi vọng qua bài viết của chúng tôi, bạn đã biết được tư duy mở là gì và cách rèn luyện để giúp trí óc của bạn cởi mở hơn. Hãy theo dõi các bài viết mới nhất từ Kênh Tuyển Sinh để có thể hoàn thiện và phát triển bản thân mỗi ngày bạn nhé.

Nguồn tham khảo: Tư duy mở là gì? Cách rèn luyện tư duy mở để phát triển bản thân - LCV